Các chất kháng đông sinh lý bao gồm: Protein C (Pc), protein S (Ps) và antithrombin III (AT III), khi bị thiếu hụt (gặp trong các bệnh nhân bị bệnh di truyền bẩm sinh) hoặc giám sút về hàm lượng và hoạt tính (gặp trong các bệnh nhân bị rối loạn đông máu theo hướng tăng đông) có nguy cơ dẫn đến huyết khối và tắc mạch. Cho nên việc xét nghiệm các yếu tố này rất cần cho chẩn đoán và tiên lượng bệnh.
1. Xét nghiệm protein C và protein S
Ớ các bệnh nhân thiếu hụt Pc, Ps các xét nghiệm APTT, PT bình thường, vì vậy việc xác định nồng độ và hoạt tính của Pc, Ps ở các bệnh nhân này có giá trị chẩn đoán cao.
- Protein C: Nguyên lý kỹ thuật: vì Pc là 1 kháng nguyên, nên xu hướng dùng phương pháp miễn dịch như điện di miễn dịch, phóng xạ miễn dịch, miễn dịch gắn men (ELISA) dùng kháng thể đơn dòng đặc hiệu Pc đang được chú ý phát triển, kỹ thuật quang học so màu dùng kít STA - Staclot - Pc cũng được áp dụng, ở người lớn mức độ Pc > 70%, ở trẻ em thấp hơn.
- Protein S: Do hàm lượng protein S phức tạp hơn vì có 2 thành phần: Protein S tự do và Ps kết hợp gắn với C4b. Thiếu hụt Ps có thể phát hiện qua 2 dạng: giảm Ps toàn phần và giảm Ps tự do. Thông thường các kỹ thuật miễn dịch hưóng phát hiện Ps tự do, tương tự như kỹ thuật ELISA phát hiện Pc. Cũng có thể dùng kỹ thuật điện di miễn dịch chéo (Crossed Immunophoresis) phát hiện có tính chất định tính Ps tự do và protein S liên hợp.
2. Xét nghiệm Anti - thrombin III (AT III)
AT III là chất kháng đông quan trọng, cùng với Pc, Ps đóng vai trò là các yếu tố nguy cơ gây huyết khối, tắc mạch. Ở lâm sàng có thể gặp hai thể: bẩm sinh di truyền và mắc phải. Cả hai đều có thể gây hậu rối loạn đông máu theo hướng tăng đông gây huyết khối (Thrombosis).
Nguyên lý kỹ thuật xác định AT III: AT III là 1 protein chúng là 1 kháng nguyên, nên phương pháp miễn dịch được coi là phương pháp ưu tiên phát triển. Tuy nhiên, cũng như PC, PS việc chiết tách Pc, Ps, AT III tạo kháng thể đơn dòng là công việc phức tạp. Có hai nhóm kỹ thuật: kỹ thuật theo đường chức năng và kỹ thuật theo đường miễn dịch.
Các kỹ thuật miễn dịch được sử dụng để xác định AT III, các kỹ thuật này bao gồm:
- Điện di miễn dịch (Immunophorosis)
- Miễn dịch khuếch tán (Immunodiffusion)
- Phóng xạ miễn dịch (Radio - Immunoassay)
- Miễn dịch gắn men (Enzym linted Immunoassay - ELISA)
Trong đó kỹ thuật ELISA sử dụng kháng thể đơn dòng (monoclonal antibodies) đặc hiệu AT III được quan tâm phát triển nhất.
Ở nước ta, các xét nghiệm về các chất kháng đông sinh lý trên tới nay chưa được phát triển rộng trong chẩn đoán và tiên lượng, các yếu tố gây huyết khối, tắc mạch. Nhưng trong thời gian không xa do sự gia tăng các tai biến về tim mạch, sản khoa v.v... đòi hỏi áp dụng các kỹ thuật định hướng các yếu tố kháng đông góp phần chẩn đoán và tiên lượng huyết khối và tắc mạch do vai trò của Pc, Ps, AT III hoặc bẩm sinh hoặc mắc phải gây nên.
Có nhiều xét nghiệm để đánh giá chức năng đông máu:
- Xét nghiệm thường làm: aPTT, PT (còn dùng để tính INR), fibrinogen (thường bằng phương pháp Clauss, có khi tính gián tiếp qua PT), đếm số lượng tiểu cầu, xét nghiệm chất lượng tiểu cầu (như PFA-100).
- Xét nghiệm khác: TCT, Thời gian máu chảy, xét nghiệm trộn lẫn (khi xét nghiệm từ bất thường trở nên bình thường nếu huyết tương bệnh nhân được pha trộn với huyết tương bình thường), xét nghiệm yếu tố đông máu, kháng thể kháng antiphospholipid, D-dimer, xét nghiệm di truyền (vd. yếu tố V Leiden, đột biến prothrombin G20210A), thời gian pha nọc rắng Russell (dRVVT), độ đàn hồi cục máu đông (TEG hay ROTEM), thời gian hủy euglobulin (ELT).
Con đường yếu tố tiếp xúc khởi đầu bằng sự hoạt hóa các "yếu tố tiếp xúc" trong huyết tương, được đánh giá qua xét nghiệm aPTT.
Con đường yếu tố mô khởi đầu bằng sự phóng thích các yếu tố mô (một loại lipoprotein vòng đặc biệt), được đánh giá bằng xét nghiệm thời gian prothrombin (PT). Kết quả PT thường được biểu diễn dưới dạng một tỷ số (INR), thường dùng để theo dõi bệnh nhân dùng những thuốc kháng đông đường uống như warfarin.
Tầm soát định tính và định lượng fibrinogen được thực hiện bằng xét nghiệm thời gian đông thrombin (TCT). Định lượng chính xác fibrinogen trong máu thường dùng phương pháp Clauss. Một số máy xét nghiệm còn có khả năng đưa ra lượng "fibrinogen phái sinh" từ biểu đồ của xét nghiệm thời gian Prothrombin.
Nếu một yếu tố đông máu là thành phần của con đường tiếp xúc hoặc con đường yếu tố mô, sự thiếu hụt yếu tố đó sẽ chỉ ảnh hưởng đến một trong số các xét nghiệm: như trong bệnh hemophilia A, thiếu yếu tố VIII, thuộc con đường tiếp xúc, làm xét nghiệm aPTT kéo dài bất thường nhưng PT vẫn bình thường. Các ngoại lệ gồm prothrombin, fibrinogen và một số biến thể của yếu tố X ảnh hưởng đến cả hai loại xét nghiêm aPTT và PT. Khi xét nghiệm PT hoặc aPTT bất thường, các xét nghiệm khác sẽ được chỉ định để đánh giá tình trạng của các yếu tố đông máu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét